Translate

TIN TỨC - CHƯƠNG TRÌNH TOUR

Hiển thị các bài đăng có nhãn tourphuquylehaithangchin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tourphuquylehaithangchin. Hiển thị tất cả bài đăng

PHÚ QUÝ

Chỉ nghe tên đảo thôi đã thấy tò mò về địa danh đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết hơn 100 km về hướng đông nam. Là một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ , thậm chí nhiều nơi còn chưa từng vương dấu chân người…
Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Đảo Phú Quý rộng 32 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển. Nơi đây có khí hậu trong lành, có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang,... với những dải cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích.
Bao quanh đảo là 9 hòn đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng... là những điểm du lịch sinh thái biển đầy hấp dẫn. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại, ấn tượng với Phú Quý là vẻ đẹp của những bãi biển, nước trong xanh vắng không bóng người.

ĐẢO PHÚ QUÝ

Vị Trí:
 Đảo Phú Quý còn gọi là “Cù Lao Thu”, là một đảo nhỏ nằm giữa Nam biển Đông, cách Thành Phố Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảoTrường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Nằm giữa trung tâm khai thác hải sản lớn nhấtNam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.
Đặc điểm: Là một huyện đảo có khí hậu trong lành, biển ở xung quanh, nước trong xanh thấy rõ địa hình, địa vât dưới độ sâu  5 – 7m bằng mắt thường. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú, nhiều chủng lọai.
Phú Quý  có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, bãi dọc cái doi Mộ Thầy, nhất là bãi Vịnh Triều Dương rộng và thoải mái, toàn là cát trắng mịn không có đá lộ đầu, trên bờ có rặng dừa và rừng dương rợp bóng, lại có nhiều nước ngọt. Trên đảo có nhiều danh lam thắng cảnh, các cơ sở tín ngưỡng như: “Chùa Linh Quang”, “Vạn Anh Thành” (được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) có mộ Thầy Nại, miếu Bà Chúa Chăm, núi Cao Cát với cảnh quan hùng vĩ được tạo hóa bởi các tầng núi đá dựng đứng. Xung quanh Phú Quý  trong lòng đất có nhiều di tích đã được khảo cổ  và là những ngôi mộ cổ kỳ lạ.

Hòn Tranh

Đảo 
Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những hòn đảo nhỏ, nhân dân địa phương gọi chung là những hòn lẻ. Trong đó Hòn Tranh là đặc biệt hơn cả.

Cách đảo lớn Phú Quý khoảng 800m về phía đông nam với 15 phút đi xuồng máy, Hòn Tranh nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Sau Phú Quý Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
Hòn Tranh có dạng hình S như dạng của nước Việt Nam , nơi rộng nhất 400m và nơi dài nhất 1000m. Trước kia hòn này là một đảo hoang, không người ở, nhân dân địa phương thường đến đây để cắt cỏ tranh lộp nhà cửa. Hiện nay, Hòn Tranh là một khu an ninh quốc phòng của Phú Quý.

Đảo Phú Quý: Từ mùa này không còn thiếu nước ngọt

Phú Quý là một đảo nhỏ thuộc tỉnh Bình Thuận, cách đất liền 56 hải lý (khoảng 120km). Do cách xa đất liền nên nguồn nước ngọt nơi đây có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trên đảo.

Trước đây trên đảo thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt. Nhờ những chủ trương đúng mà hiện nay đang là đỉnh điểm của mùa khô hạn, nhưng Phú Quý không còn nỗi lo thiếu nước, người dân vẫn sử dụng được nguồn nước ngọt trong lành.

VẠN AN THẠNH - Đảo Phú Quý – Bình Thuận

Dân số trên đảo
Phú Quý ngày càng đông, cộng với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định cư làm ăn. Khi cuộc sống ổn định ngư dân các làng trên Đảo bắt đầu xây dựng dinh, vạn để thờ Thần Nam Hải ( cá voi) vị thần phù hộ về mặt tinh thần cho những người đi biển. Đó cũng là phong tục truyền thống tín ngưỡng của người Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân nhân cứu mạng che chở cho họ khi đi biển và làm ăn trên biển.

Từ thế kỷ XVI-XVII người Việt đã di cư đến đảo 
Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca. Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.

VỊNH TRIỀU DƯƠNG

Với bãi cát rộng và trải dài nhất so với các bãi tắm khác trên Đảo, những dải cát trắng mịn và là một bờ Vịnh theo đúng nghĩa, lại có hướng nhìn đẹp ra Hòn Tranh, nên nơi đây luôn là sự lựa chọn cho những dịp tụ tập vui chơi, không hẳn là đi tắm. Nhất là khi chiều về, vào những dịp lễ tết hay những ngày rằm trăng sáng luôn thu hút đông mọi người..., không chỉ có thế mà nơi đây trở bãi tắm lý tưởng của 
Phú Quý.
Vịnh Triều Dương thuộc thôn Triều Dương (hay còn gọi là làng Triều), xã Tam Thanh. Cách Cảng Phú Quý khoảng 300m về phía Tây, cùng tuyến liên thông qua Bãi Nhỏ - Gành Hang, là nơi có khoảng cách gần nhất với Hòn Tranh.

CHÙA LINH QUANG

Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi
 Là một ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú Quý, Linh Quang tự không chỉ được công nhận là di tích văn hoá quốc gia, mà còn là nơi linh thiêng chứa nhiều câu chuyện huyền bí về tín ngưỡng nằm giữa biển khơi!
Vào giữa thế kỉ XVIII, một trận hoả hoạn đã thiêu rụi chùa, làm cháy hết các tượng phật cổ bằng gỗ. Lần khuất theo năm tháng chiến tranh, nay chùa chỉ còn 7 tượng Quan âm bằng đồng. Dấu tích của những tượng phật bị cháy vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Sự tích khai lập chùa
Theo ông Đỗ Kim Long, 67 tuổi, trưởng ban Quản lí Khu di tích Quốc gia chùa Linh Quang, có nhiều giả thuyết cho rằng chùa Linh Quang được thành lập từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII do Thiền sư Nguyễn Văn Cánh khai sáng. Đây là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận và cũng là ngôi chùa cổ có tuổi cao trên tất cả các hòn đảo của Việt Nam .

Đảo Phú Quý Thú vị tục nói ngược

Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.
Ví dụ như: ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”. Các âm “a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Nhiều từ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót người như: Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, ba mẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”. Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiền lành, phúc hậu…Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì cô có khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành). 

ĐẢO PHÚ QUÝ TỤC LỆ CƯỚI HỎI

Thú vị tục nói ngược 
Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.
Ví dụ như: ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”. Các âm “a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Nhiều từ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót người như: Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, ba mẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”. Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiền lành, phúc hậu…Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì cô có khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành). 
Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt và cực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không được chú trọng và không lưu truyền. Các thế hệ cư dân từ thế kỷ 19 đến nay, đã làm đơn giản hóa các nghi lễ truyền thống và làm mai một dần một số tín ngưỡng, tập tục của người Việt. 

Phú Quý Tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ

Nếu có một phương tiện đi lại thuận tiện hơn, tin chắc
Phú Quý là một địa chỉ du lịch độc đáo, hiếm có với đủ các loại hình du lịch tham quan, sinh thái, tín ngưỡng. Huyện đảo đang vạch kế hoạch khai thác du lịch. Nhưng những gì huyện làm chỉ là muối bỏ biển vì tiềm lực không kham nổi. Hệ thống giao thông nối đất liền với đảo không được cải thiện thì rất khó thu hút các nhà đầu tư, nhất là lĩnh vực du lịch. Để không bỏ phí tiềm năng, tỉnh cần có chính sách kêu gọi đầu tư, ưu tiên tuyến giao thông đa dạng, phong phú hơn với các loại hình vận chuyển an toàn, tiện ích để đất liền gần hơn với đảo. Có như vậy, Phú Quý mới thực sự chuyển mình. Không xa, hòn đảo xinh đẹp, giàu có này sẽ là một địa chỉ du lịch mới, góp cho du lịch Bình Thuận thêm độc đáo, đa dạng.

MINH HẰNG

Theo báo Bình Thuận

Phú Quý Nét hấp dẫn từ tín ngưỡng dân gian


Phú Quý có 34 cơ sở thờ tự, tín ngưỡng trong đó chùa Linh Quang và Vạn An Thạnh ở xã Tam Thanh được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, dinh mộ Thầy Nại và miếu Bà chúa Bàng Tranh ở xã Long Hải là nơi được cư dân sùng bái, coi như chỗ dựa tinh thần. Mộ Thầy Nại được đắp vào năm 1665. Thầy Nại là một tướng Tàu, cũng là thầy thiên văn. Nhân chuyến đi qua đảo, thầy nhìn thấy vị trí đẹp của một vùng đất nổi lên giữa biển nên ghé lại thăm. Sau chuyến đi đó, thầy bệnh, qua đời. Trước khi chết, thầy có nguyện vọng được chôn cất tại nơi mình đã ghé qua. Lễ cúng Thầy Nại hàng năm được tổ chức vào ngày 4/4 âm lịch với nhiều nghi thức của cư dân biển, trong đó có hát bội cầu an. Ngoài ra, từ tháng 10 âm lịch đến tết, người Phú Quý ai cầu thầy ban lộc gì thì cứ lên mộ thầy trả ơn. Lễ cúng diễn ra đến tết nguyên đán. Mộ Thầy Nại hiện ở khu vực gành đá thôn Đông Hải. Xung quanh ngư dân chắn biển làm hồ nuôi cá mú, tôm hùm rất trù phú. Đó là một địa chỉ mà bất cứ đoàn khách nào ra thăm đảo cũng đến tham quan. Bởi không chỉ có cảnh quan đẹp, hùng vĩ, nơi tín ngưỡng tinh thần mà còn là một vùng nuôi trồng hải đặc sản độc đáo.

Miếu Bà chúa Bàng Tranh, một di tích văn hóa cũng là nơi tín ngưỡng tinh thần của ngư dân 3 xã. Bà chúa Bàng Tranh tên là Bàng Thị Vương Tranh, là công chúa Chiêm Thành bị vua cha ép gả cho vua Nam để giữ hòa khí. Công chúa không chịu nên bị thả xuống thuyền, lưu đày biệt xứ. Thuyền của công chúa trôi vào hòn đảo. Thấy vùng đất trù phú, công chúa ở lại đảo khai khẩn đất hoang, lập nghiệp. Sau này bà còn là một nữ tướng tài giỏi đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhân dân rất tin tưởng vào đạo hạnh, tài đức của bà nên lập miếu thờ, cúng giỗ hàng năm. Hiện nay, công trình trùng tu, tôn tạo miếu Bà chúa Bàng Tranh đang chuẩn bị khởi công xây dựng với kinh phí trên 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, huyện đảo còn rất nhiều địa chỉ tín ngưỡng gắn với truyền thuyết dân gian ở những vị trí hết sức độc đáo như ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát. Trên độ cao gần 200 m so với mực nước biển, chùa cổ Linh Sơn hàng ngày nghe tiếng gió hú với những âm thanh hết sức kỳ bí. Đứng trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Cao Cát, du khách thoải mái ngắm từng hàng cây, mái nhà, từng làng chài, con thuyền lướt sóng và cả những nhộn nhịp của cảng Phú Quý như một bức tranh đẹp minh chứng cho sự sung túc, no ấm của cư dân đảo.

Cảnh quan độc đáo của một hệ thống đảo
Phú Quý còn là một địa phương giàu có cảnh đẹp tự nhiên. Một quần thể gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ trong đó chỉ có đảo lớn Phú Quý là có dân cư sinh sống đông đúc. Đảo Hòn Tranh với nhiều cảnh đẹp được tạo thành từ một hệ thống hang động màu nâu đỏ. Vết tích của núi lửa phun trào nhuốm màu thời gian như những thạch động đủ hình dáng. Mùa nước cạn, Hòn Tranh hào sảng với nhiều loại cá, sò, ốc mà dân đảo lớn chỉ cần đi dọc ven bờ là có thể bắt được vô số cho những buổi chợ sớm, chợ chieàu. Hòn Tranh chính là nơi mà ngày xưa thất trận, vua Gia Long đã vào lánh nạn. Dấu vết còn lại giờ là một giếng nước ngọt mà bộ đội đóng trên đảo sử dụng quanh năm. Chỉ cần hơn 1 giờ đi xuồng máy ngắm biển trời, khách có thể tự do tham quan hệ thống thạch động, dạo đôi chân trần trên bãi biển phẳng lì để bắt ốc, câu cá và đuổi bắt còng gió.

Tháng 4, tháng 5 biển êm, vượt khoảng 32 hải lý với 3 giờ đi tàu, khách sẽ được chiêm ngưỡng đảo Hòn Hải với ngọn hải đăng vừa được khánh thành vào cuối năm 2004 với độ cao 126m so với mực nước biển. Đây là ngọn hải đăng thứ 2 của Phú Quý sau hải đăng trên núi Cấm được ví như con mắt biển của đảo tiền tiêu. Đảo Hòn Bố hay còn gọi là đảo Chim là chỗ ở của loài chim mố chỉ có duy nhất ở đây. Mùa chim làm tổ, ấp trứng, ngư dân có thể ghé đảo lấy về vô số trứng chim làm thức ăn. Đảo Hòn Đen nổi tiếng với các loài rắn nên người ta cũng hay gọi là đảo Rắn. Hòn Đỏ tuy nhỏ nhưng là nơi trú ngụ của nhiều loài cá. Hòn Trứng cũng như hòn Đỏ là nơi ngư dân đi biển ghé lại nghỉ ngơi, bắt cá bắt ốc.

Bên hệ thống đảo, Phú Quý còn bãi biển dài tít tắp. Vịnh Triều Dương phẳng lì cát trắng làm say lòng những ai một lần ghé lại tắm biển, thưởng thức khí trời trong lành. Đồi Dương chắn gió, chắn sóng ven biển là một trong những tài sản quý giá mà sau bao năm chắt chiu khó nhọc, người dân đảo gầy dựng được. Nơi đây còn có những rặng dừa trĩu quả mà vị ngọt của dừa được người đất liền đặt thành thơ để nhớ “Triều Dương nước ngọt dừa ngon”. Dịp lễ, tết, những cảnh quan độc đáo này là nơi hội tụ vui chơi của thanh thiếu niên. Người ta cũng có thể thử sức bằng việc leo dốc, chinh phục độ cao của ngọn hải đăng Phú Quý với hơn 120 bậc đá hay leo núi Cao Cát ngắm mây trời.